🌟 CÙNG NHAU LÀ NHỮNG NGƯỜI CÔ/ NGƯỜI THẦY vì một xã hội KHÔNG TƯỚC ĐOẠT TIỀM NĂNG của trẻ
Vừa rồi #Cô_Én đã may mắn có cơ hội tham gia Hội thảo “Đánh giá năng lực ngôn ngữ của học sinh thông qua đối thoại” (Dialogic Language Assessment – DLA).
Những thông tin cũng như kiến thức bổ ích tại Hội thảo này đã để lại trong lòng #Cô_Én rất nhiều ý nghĩ xoay quanh câu chuyện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ:
📍 Là những người cô/thầy đã và đang làm trong ngành giáo dục, đặc biệt hơn ở môi trường quốc tế, bản thân chúng ta phải “nhìn rõ” để rồi “công nhận” và “nuôi dưỡng” tài năng của trẻ:
– Từ trước đến nay, ngành giáo dục tại Nhật Bản chỉ chăm chăm vào chuyện dạy Tiếng Nhật cho học sinh nước ngoài và đánh giá năng lực dựa trên khả năng sử dụng Tiếng Nhật. Chính bởi vậy, đã từng có không ít giáo viên nhận định rằng học sinh đó #HỌC_KÉM. Nhưng thực chất không phải vậy, không phải là em học sinh đó kém mà do em đó không thể trình bày được bằng Tiếng Nhật mà thôi, chứ không phải trong đầu em học sinh đó không có gì.
👉🏻👉🏻 Chính bởi vậy, DLA được tạo ra, bên cạnh mục đích đánh giá khả năng Tiếng Nhật của học sinh, DLA còn để “chiếu đèn vào” cho giáo viên “thấy rõ” những khả năng mà các em đang có, bao gồm kiến thức, khả năng tư duy, sử dụng các loại ngôn ngữ mà các em đang có. Sau đó “nhìn rõ” – “công nhận” – “nuôi dưỡng” tài năng.
📍 Việc giảng dạy cho trẻ em ở môi trường nước ngoài giữ gìn được “tiếng mẹ đẻ” -“tiếng kế thừa” chắc chắn sẽ là tài sản gắn bó đến khi trẻ khôn lớn. Trong bước chuyển tiếp từ việc học tập bằng Tiếng Việt sang học tập bằng Tiếng Nhật, thì:
– Tiếng mẹ đẻ của con sẽ nhanh chóng bị đánh mất (đặc biệt với các bạn dưới 8-9 tuổi) => Giáo dục trẻ em có yếu tố nước ngoài sẽ giúp giữ “ngôn ngữ đã đồng hành” vẫn luôn là tài sản của học sinh.
– Tiếng mẹ đẻ là để cho con “sử dụng bộ não” của mình để suy nghĩ, tư duy, chính vì vậy nếu đột nhiên dừng lại và bảo con hãy tư duy bằng ngôn ngữ mới là rất khó và hạn chế sự tư duy của con.
– Không trình bày và không diễn đạt được ý kiến sẽ làm cho học sinh thu mình lại trong giờ học, đồng thời làm kìm hãm sự phát triển của trẻ em đó.
👉🏻👉🏻 Chính bởi vậy, trong giai đoạn này, rất cần cho học sinh tiếp tục sử dụng tiếng mẹ đẻ để #phục_vụ_học_tập, nếu không đến một lúc nào đó, “việc dịch một nội dung sang Tiếng Việt” để giúp các em theo kịp bài trên lớp thì các em cũng không hiểu (Cô Én thực tế đã gặp nhiều trường hợp như thế này rồi.)
Và đặc biệt hơn nữa, việc kêu gọi Nhà nước hỗ trợ, công nhận và tôn trọng Tiếng Mẹ Đẻ cho học sinh đang sống và làm việc ở nước ngoài đã làm mất rất nhiều công sức cũng như thời gian của các giáo sư, nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ ở Nhật.
💗👉🏻💗 Nói ở đây một xíu vậy để bố mẹ có thể thấy việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cũng như sự ảnh hưởng từ chính người làm nghề giáo dục quan trọng như thế nào với trẻ.
Bài viết trên đây được chúng mình trích dẫn và biên tập lại từ một vài bài viết của Cô Én để bố mẹ tham khảo thêm. Hình mình hoạ là nội dung Cô Én ghi chép lại bài giảng trong Hội thảo DLA của Cô Sakurai (Đại học Osaka) và Cô Sano (Đại học Ritsumeikan), nội dung chắc sẽ phải thảo luận “dài mấy chục cây số” nhưng Cô Én và chúng mình luôn ở đây, sẵn sàng đợi bố mẹ tìm đến trò chuyện.
Tìm hiểu và đọc nhiều hơn về Cô Én và Líu lo Tiếng Việt tại đây bố mẹ nhé: https://bit.ly/LiuLoTiengViet
💙 Team Líu lo Tiếng Việt 💙
